Với chiều cao trên 460m, VinHomes Landmark 81 là tòa nhà cao nhất Việt Nam và nằm trong top 15 tòa nhà cao nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại. Tòa tháp cao 81 tầng này nằm ở một trong những địa điểm quan trọng nhất tại thành phố Hồ Chí Minh. Lấy cảm hứng từ bụi tre – hình ảnh vươn mình mạnh mẽ thể hiện sức mạnh đoàn kết, lòng tự tôn dân tộc và sức mạnh kinh tế, chính trị trong thời đại hội nhập. Landmark 81 được xem là siêu dự án do chính tay người Việt Nam làm nên. Dự án phức hợp này bao gồm một khách sạn năm sao, các căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại và nhiều tiện ích khác.
1. Thông số dự án Landmark 81
- Dự án: Vinhomes Central Park
- Chủ đầu tư: Tập đoàn Vingroup
- Tư vấn thiết kế: Atkins, Arup, Aurecon
- Tổng thầu thi công: Coteccons
- Chiều cao: 461m (81 tầng chính, 3 tầng hầm)
- Tổng diện tích sàn: 241.000 m2
- Khối lượng kết cấu: 16.000m3 bê tông
- 17 hệ dầm chuyển BTCT tại tầng 6
- Sử dụng vật liệu Composite cho kết cấu lõi
Types of Development:
- Tầng B1, Tầng 1,2,3:Trung tâm thương mại, Rạp chiếu phim, Sân trượt băng trong nhà
- Tầng 4:Khu nhà câu lạc bộ dành cho cư dân bao gồm Hồ bơi, Phòng tập thể dục, Spa
- Tầng 5:Phòng chờ 5 sao và trung tâm cộng đồng dành cho cư dân
- Tầng 6 đến tầng 40:Căn hộ cao cấp với căn hộ 1-4 phòng ngủ
- Tầng 42 đến tầng 76:Khách sạn 5 sao Vinpearl
- Tầng 79 đến 81:Đài quan sát Skydeck
2. Ứng dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) Tekla Structures
Phòng BIM của Tổng thầu thi công đã tiếp cận BIM và sử dụng phần mềm Tekla Structures cho triển khai chi tiết từ những giai đoạn đầu thực hiện Design & Build tại Việt Nam. Tuy nhiên họ cũng không tránh khỏi những khó khăn khi ứng dụng công nghệ mới Tekla BIM vào một dự án mang tầm cỡ quốc tế như Landmark 81.
2.1 Thách thức ban đầu của dự án
Thách thức đầu tiên phải kể đến, đây là dự án có khối lượng bê tông lớn nhất mà ttổng thầu thi công nhận thầu
Theo một số chuyên gia thế giới, phần móng của Landmark 81 là một kết cấu đài móng lớn nhất thế giới cho nhà cao tầng hiện nay, với khối lượng bê tông khổng lồ lên đến hơn 16.000 m3; cao 8.8m-18.0m bắt đầu từ tầng 1 phần hầm, Khối lượng cốt thép bao gồm cả lưới trên và lưới dưới, hệ thống giằng ( Bracing) H400. Người quản lý dự án cần phải thấy trước các xung đột về cốt thép với các lớp bảo vệ / hệ chống đỡ (Kingpost) và độ dốc của móng để có thể kịp thời phản hồi chủ đầu tư / đơn vị thiết kế về việc thay đổi biện pháp thi công.
Thách thức thứ hai, đây cũng là lần đầu tiên nhóm dự án phòng BIM của đơn vị thi công làm việc với cấu trúc composite: Kết hợp cốt thép và kết cấu thép với đinh tán và hàn. Để thực hiện các liên kết phức tạp này cần thiết có một công cụ mô hình chi tiết và trực quan hóa 3D cho cốt thép / bu lông và kết nối thép một cách chi tiết, chính xác cho gia công chế tạo tại nhà máy hoặc cắt cốt thép tại công trường và hướng dẫn từng bước trong thi công lắp dựng.
Thách thức cuối cùng Thách thức cuối cùng là biện pháp thi công, đặc biệt cho thiết bị như cần cẩu tháp, giảm khả năng bảo vệ, đổ sàn ngoài 20m ở độ cao lớn, lắp ráp tháp Spire cao 60m trên đỉnh tòa nhà. Trưởng phòng BIM, ông Nguyễn Khưu Trọng Luật cho biết: “Chúng tôi yêu cầu một công cụ có thể mô phỏng từng bước quá trình lắp dựng, kết hợp với tiến độ thi công để chúng tôi có thể nhận ra những rủi ro và thực hiện nhiều phương án để loại bỏ nó trước khi công trình được xây dựng trên thực tế. Đó là một trong những lý do thúc đẩy chúng tôi chọn Tekla BIM.”
Việc đảm nhận thi công The Landmark 81 là một thách thức không nhỏ bởi tổng thầu thi công này chưa từng thi công dự án trên 60 tầng.
2.2 Khắc phục khó khăn
Với kinh nghiệm và sự hiểu biết của đội ngũ chuyên viên và kỹ sư Ban BIM về các giải pháp triển khai BIM, phần mềm Tekla Structures được đánh giá là sự lựa chọn phù hợp và cần thiết nhất bởi khả năng triển khai chi tiết nhanh và chính xác đã được chứng minh từ dự án Gold View trước đó.
Triển khai chi tiết với Tekla mang lại rất nhiều lợi ích như:
- Chi tiết cốt thép: Dimension linh hoạt và chính xác;
- Tekla Structures cho phép người dùng tạo ra và quản lý các mô hình 3D kết cấu bê tông cốt thép hoặc kết cấu thép với quy trình thông suốt từ khâu lên ý tưởng thiết kế cho đến gia công chế tạo;
- Phần mềm cũng cho phép các kỹ sư drafter và kỹ sư kết cấu thiết kế và quản lý thông tin chi tiết của dự án bằng cách sử dụng mô hình 3D, tạo ra các bản vẽ 2D và truy cập toàn bộ thông tin xây dựng cần thiết;
- Tekla BIMsight / Trimble Connect là nền tảng lưu trữ và trao đổi thông tin mô hình chuyên nghiệp miễn phí: với việc sử dụng các công cụ này, toàn bộ quy trình xây dựng liên kết chặt chẽ với các mô hình, việc kiểm tra xung đột và chia sẻ thông tin công trình trên cùng môi trường 3D dễ dàng cho phép giải quyết các rủi ro có thể xảy ra ngay trong giai đoạn thiết kế.
2.3 Phạm vi tập trung
Để khắc phục ba thách thức trên, Ban BIM và Chỉ huy trưởng công trường đã cùng thống nhất kế hoạch tập trung trong phạm vi các hạng mục sau:
a/ Phần ngầm
- Mô hình 3D chi tiết cốt thép cho móng bè
- Biện pháp thi công cho hệ Shoring/Kingpost của tầng hầm -> Mục tiêu: Giảm thiểu các sai sót phát sinh.
b/ Làm detail chi tiết cốt thép cho kết cấu lõi và cột
- Mô hình chi tiết cốt thép 3D
- Cắt nối thép theo thực tế thi công phục vụ gia công cốt thép chính xác
- Quản lý khối lượng thi công dựa trên nền tảng mô hình chi tiết như: các cấu kiện, thông tin chi tiết của cốt thép
-> Mục tiêu: Gia công chính xác cốt thép, sản xuất và lắp dựng nhanh chóng, chính xác các chi tiết kết cấu phức tạp.
c/ Biện pháp thi công
- Thể hiện biện pháp thi công như hệ thống bơm, hệ thống ván khuôn trượt
-> Mục tiêu: Để hiểu rõ và chi tiết biện pháp thi công, phân tích và dự báo những tình huống có thể xảy ra để chủ động kiểm soát và giảm thiểu rủi ro.
Lần đầu tiên một nhà thầu trong nước đã hoàn thành dự án tòa tháp 461m cao nhất Việt Nam vượt tiến độ dự kiến 45 ngày. Thành công này được ghi nhận bởi khâu chuẩn bị cẩn thận, chi tiết, nỗ lực của các kỹ sư, tinh thần đồng đội, sức mạnh của thế hệ trẻ, thiết bị công nghệ tiên tiến và sự nghiêm ngặt trong quản lý rủi ro. Với sự phối hợp hiệu quả của đội ngũ thi công, giám sát tại công trường cùng nhóm kỹ sư dự án phòng BIM, các thách thức ban đầu dần được giải quyết. Các nhóm kỹ sư dự án Ban BIM đã đạt được thành tích trong việc ứng dụng công nghệ mới và xây dựng thông tin liên lạc tốt hơn trong các hệ sinh thái giữa các bên tham gia dự án, giữa văn phòng với công trường
2.4 Kết quả đạt được
a/ Tạo nên một hệ sinh thái cho phép giao tiếp và kết nối tốt hơn
Các phiếu yêu cầu thông tin (RFI) và các yêu cầu của QA/QC được thể hiện trên nền tảng 3D giúp khả năng trao đổi thông tin giữa nhà thầu và các bên tham gia dự án được nhanh hơn và chính xác hơn
b/ Xác định trước các rủi ro về kết cấu và biện pháp thi công trong thi công phần ngầm
Ban BIM đã có các đề xuất phương án một cách hiệu quả khi dự báo trước các điểm va chạm hoặc sai sót trong triển khai chi tiết. Rất nhiều giải pháp từ nhà thầu được chủ đầu tư và tư vấn thiết kế đánh giá cao.
c/ Thể hiện chính xác các chi tiết chế tạo cho dầm chuyển L06 và lõi cứng
d/ Phân tích đánh giá biện pháp thi công khả thi
e/ Sự chuẩn bị và lắp dựng chính xác đáp ứng yêu cầu tiến độ và hiệu quả thời gian
Để tạo điều kiện triển khai xây dựng thành công cho công trình cao nhất Việt Nam, Ban BIM của nhà thầu đã phát triển một nhóm kỹ sư dự án chỉ áp dụng duy nhất Tekla cho các dạng kết cấu phức tạp, triển khai chi tiết bản vẽ và chế tạo chính xác. Trong số các dự án được áp dụng, Landmark 81 là dự án thành công nhất khi chứng minh được những lợi ích rõ ràng của BIM và tạo ra các kỷ lục mới trong các ứng dụng BIM của doanh nghiệp.
– Nguồn Công ty CP Xây dựng Coteccons –